Kỷ niệm Thuyền nhân Việt Nam

Bia tưởng niệm

Một chiếc thuyền vượt biển của thuyền nhân, được Cap Anamur cứu hộ vào tháng 4 năm 1984, được đem về đặt tại Troisdorf, làm đài kỷ niệm năm 2007Bia bằng đồng tri ân nước định cư và kỷ niệm thuyền nhân, dựng ở Hamburg, Đức năm 2009Đài tưởng niệm Thuyền nhân Việt Nam tại Brisbane, Queensland. Úc

Vào năm 2005, ba mươi năm sau khi cuộc Chiến tranh Việt Nam kết thúc và đợt sóng người Việt đầu tiên bỏ nước ra đi bằng thuyền, một số người trong cộng đồng người Việt hải ngoại tổ chức dựng bia tưởng niệm thuyền nhân tại hai địa điểm quan trọng trên chặng hành trình của nhiều thuyền nhân. Tại Pulau Bidong (tháng 3 năm 2005) thuộc MalaysiaGalang trên đảo Batam, thuộc Indonesia, hai nơi tạm trú của người đến từ Việt Nam trong khi chờ đợi giấy phép tái định cư tại một nước thứ ba họ cho dựng hai tấm bia với dòng chữ song ngữ Việt-Anh:

Tưởng niệm hàng trăm ngàn người Việt đã bỏ mình trên con đường đi tìm Tự do (1975-1996). Dù họ chết vì đói khát, vì bị hãm hiếp, vì kiệt sức hay vì bất cứ lý do nào khác, chúng ta thảy đều cầu nguyện để họ được yên nghỉ dài lâu. Sự hy sinh của họ sẽ không bao giờ bị lãng quên.[31].

Tuy nhiên đến tháng 5 năm 2005 thì bia ở Galang bị phá dỡ. Vào tháng 11 thì bia ở Bidong cũng bị dỡ đi. Hai hành động này của Malaysia và Indonesia được cho là vì áp lực ngoại giao từ phía Việt Nam do bất bình với ý nghĩa câu chữ trên văn bia.[55][56]

Vì những nguy hiểm và không ít người thiệt mạng trên hành trình vượt biển khỏi Việt Nam, một phong trào nổi lên tại hoải ngoại dựng bia tưởng niệm diễn ra số địa điểm khác. Trong số đó có:

  1. Thị xã Grand-Saconnex, Thụy Sĩ (tháng 2 năm 2006)[57]
  2. Thành phố Santa Ana, California, Hoa Kỳ (tháng 2 năm 2006)[58]
  3. Liège, Bỉ (tháng 7 năm 2006)[59]
  4. Hamburg, Đức (tháng 10 năm 2006)[60]
  5. Troisdorf, Đức (tháng 5 năm 2007)[61][62]
  6. Footscray (công viên Jensen Reserve thuộc Melbourne), Úc (tháng 6 năm 2008)[63]
  7. Bagneux, Pháp (tháng 11 năm 2008) [64][65]
  8. Westminster, California (tháng 4 năm 2009)[66][67][68]
  9. Cảng Landungsbruecken (Hamburg), Đức (tháng 9 năm 2009).[69][70]
  10. Đảo Galang, Indonesia (đã bị phá huỷ)
  11. Đảo Bidong, Malaysia
  12. Washington, Hoa Kỳ.
  13. Genève, Thuỵ Sĩ
  14. Pháp: Bùng binh "Rond point Saigon", ngã tư thông lộ André Malraux và đại lộ des Genêts thuộc xã Bussy-Saint-Georges, thị trấn Marne-la-Vallée (12 tháng 9 năm 2010).[71] Tượng đài này có bốn mục đích: 1) Tưởng niệm người tỵ nạn thuyền nhân Việt Nam 2) Tri ân nước Pháp 3) Ghi ơn bậc phụ huynh 4) Vinh danh đóng góp của người Pháp gốc Việt. Đây là bức tượng bằng đồng do điêu khắc gia Vũ Đình Lâm thực hiện.[72]
  15. Bỉ: Parc du Foyer Européen, Rue de la Traversière, Saint-Josse-ten-Noode (2 Tháng Mười, 2010)[73]
  16. Bankstown, NSW, Úc (tháng 11 năm 2011) ở Saigon Place.[74] Đây là bức tượng bằng đồngnặng hơn ba tấn do điêu khắc gia Terrence Plowright thực hiện.
  17. Năm 2011 chính quyền địa phương Tarempa thuộc quần đảo Anambas, Indonesia đã khởi công trên đảo Kuku xây tượng đài tưởng niệm thuyền nhân Việt Nam với dòng chữ "In Memory of the Refugees Who Died in Anambas, Indonesia, 1979-1986." Dự án sẽ khánh thành năm 2012.[75]
  18. Brisbane, Queensland, Úc (2 tháng 12 năm 2012) trong công viên Captain Burke, do Phillip Piperides thực hiện.[76]
  19. Perth, Western Australia, Úc (1 tháng 11 năm 2013) trong công viên Wade Street Reserve. Tượng đài cao 5,5 mét của điêu khắc gia Coral Lowry.[77]

Ngày kỷ niệm ở Westminster

Ngày 12 tháng 8 năm 2009 Hội đồng thành phố Westminster, CA, thông qua nghị quyết 4257 công nhận ngày thứ bảy cuối cùng mỗi tháng 4 sẽ là "Ngày Thuyền nhân Việt Nam".[78]

Các Viện bảo tàng

Sydney, Úc, tại Viện Bảo tàng Hàng hải Quốc gia Úc (Australian National Maritime Museum) hiện lưu trữ một số hiện vật của con thuyền Tự do do một gia đình thuyền nhân Việt Nam đi chuyến hải hành vượt biên hơn 6.000 km từ Việt Nam để cập bến ở Darwin (Úc) năm 1977. Con thuyền này được chính phủ Úc mua lại năm 1990 đem trùng tu và trưng bày ở bảo tàng viện.[79]

Thành phố Rennes, vùng Bretagne ở Pháp vào Tháng Tư năm 2010 đã mở cuộc triển lãm một số di vật và hình ảnh thu thập được về hành trình vượt biên của người ị nạn Việt Nam trong đó có một con thuyền chở 86 người đang trôi trên biển.[80]

Cộng đồng người gốc Việt ở Mỹ với sự giúp đỡ của chính quyền địa phương ở California đã thành lập Viện Bảo tàng Người ViệtSan Jose, California. Cơ quan đó đang thu thập và lưu trữ nhiều hiện vật và tài liệu về Thuyền nhân Việt Nam.

Tại Morong, Bataan, Philippines năm 2013 chính quyền địa phương lập nhà Bảo tàng Thuyền nhân (Boat People Museum). Nơi đây một thời là trại tạm trú và cơ sở chuyển tiếp cho 400.000 người tỵ nạn Đông Dương, đa số là người Việt trên đường đi định cư ở Tây phương từ năm 1980 đến 1994. Nhà bảo tàng này đã thu thập nhiều hiện vật trong đó có một con thuyền gỗ và đã dựng lại một số công trình như chùa, nhà thờthánh thất mà người tỵ nạn dựng lên ở đây trong khi chờ đợi định cư.[81][82] Ngày 4 Tháng Tám, 2016 Tổ chức Văn khố Việt Nam hoàn tất việc trùng tu nghĩa trang năm nghìn mét vuông của người Việt, trồng lại bia, xây lại cổng và nhà nguyện.[83]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Thuyền nhân Việt Nam http://www.navy.gov.au/HMAS_Gladstone_(I) http://www.migrationheritage.nsw.gov.au/exhibition... http://franklin.dpc.vic.gov.au/domino/Web_Notes/ne... http://digital.library.ryerson.ca/islandora/object... http://paul.blogmilitant.com/index.php?post/2006/1... http://calitoday.com/news/view_article.html?articl... http://www-cgi.cnn.com/ASIANOW/asiaweek/96/0209/fe... http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/anmviewer.asp... http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/?a... http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/vi...